Chú thích Liễu_Tông_Nguyên

  1. Theo chế độ này, người trong cung nhà vua ra chợ mua bất cứ đồ vật gì, muốn trả bao nhiêu tiền cũng được.
  2. Cho nên ông còn được gọi là Liễu Liễu Châu, vì ông họ Liễu và làm quan ở Liễu Châu (theo Từ điển văn học bộ mới, tr. 857).
  3. Phần tác phẩm ghi theo GS. Nguyễn Khắc Phi, Từ điển Văn học (bộ mới), sách ghi ở mục tham khảo, tr. 857.
  4. Hàn Dũ tự Thoái Chi, danh sĩ thời Trung Đường. So sánh giữa hai ông, Nguyễn Hiến Lê viết: Liễu Tông Nguyên đồng thời với Hàn Dũ và cùng có chủ trương phục cổ, song tư tưởng và văn chương có chỗ khác nhau. Hàn sùng đạo Nho, Liễu thì tôn cả LãoPhật. Hàn là một nhà truyền đạo, Liễu chỉ là một văn nhân. Giọng Hàn mạnh mẽ, giọng Liễu thanh tao. Liễu lại có tài riêng về lối du ký...(Đại cương Văn học sử Trung Quốc. Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 273)
  5. Theo GS. Nguyễn Khắc Phi, Từ điển Văn học (bộ mới), sách ghi ở mục tham khảo, tr. 857).
  6. Sở Nghiên cứu Văn học Trung Quốc thuộc Viện KHXH Trung Quốc biên soạn, Bản dịch do nxb Giáo dục Việt Nam ấn hành, năm 1993, tr. 189-195
  7. Sử gọi các triều đại Đông Ngô, Đông Tấn, Tống (hay Lưu Tống), Tề, Lương, Trần; kể từ năm 222 đến năm 589 ở Giang Nam là Lục Triều. (Dựa theo Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Văn học sử Trung Quốc. Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 171)
  8. theo Thơ Đường do GS. Hoàng Như Mai chủ biên, thì Liễu Tông Nguyên được người đời sau tôn là thủy tổ lối tản văn du ký) (Nhà xuất bản Trẻ, 1989, tr. 105).
  9. Vi Ứng Vật (737-792), người Kinh Triệu, huyện Trường An (Thiểm Tây). Làm quan đến chức Thứ sử Tô Châu. Tính tình ông cao khiết. Đặc biệt, mỗi lần đi đến đâu, ông cũng cho quét sạch đất, đốt nhang rồi mới ngồi. Thơ của ông nhàn đạm, giản phác, thâm viễn; riêng mảng thơ ngũ ngôn của ông rất được Bạch Cư DịTô Đông Pha tán thưởng. Thi tập của ông gồm 10 quyển. (theo Dịch Quân Tả, Văn học sử Trung Quốc, GS. Huỳnh Minh Đức dịch. Nhà xuất bản Trẻ, 1992, tr. 449)
  10. Dịch Quân Tả,Văn học sử Trung Quốc Gs. Huỳnh Minh Đức dịch và chú giải. Nhà xuất bản trẻ, 1992, tr. 427). Và trong số thơ của Liễu Tông Nguyên, thi sĩ Tản Đà cũng chỉ chọn hai bài này để dịch (Thơ Đường. Nhà xuất bản Trẻ, 1989, tr. 106-108). Xem nguyên tác hai bài thơ trên tại:
  11. Ngày Nay số 92, ra ngày 2 tháng 1 năm 1938.
  12. Tản Đà giải thích: Ái nãi có nghĩa là tiếng cái mái chèo đánh vào mạn thuyền.
  13. Ngày Nay số 113, ra ngày 5 tháng 6 năm 1938.
  14. Theo Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa. Nhà xuất bản Trẻ, 1992, tr. 332-335. Liễu Tông Nguyên cũng đã có thơ cùng chủ đề này, xem tại đây:
  15. Theo Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân, sách đã dẫn, tr. 307-308.